ISO 9001, FSSC 22000

Giới thiệu về họ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000:2000

Giới thiệu về họ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000:2000
Nguồn Tin:


ISO 9001:2000 được thiết lập với hình thức dễ sử dụng với các thuật ngữ dễ dàng tìm thấy trong lĩnh vực kinh doanh. Tiêu chuẩn được sử dụng cho chứng nhận hay đăng ký và các mục tiêu ký kết bởi các tổ chức muốn được công nhận hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Giá trị sử dụng sẽ tối đa khi toàn bộ họ tiêu chuẩn này được sử dụng tổng hợp. Bắt đầu với ISO 9000:2000, doanh nghiệp thực hiện ISO 9001:2000 để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh ở cấp độ đầu tiên. ISO 9004:2000 sau đó có thể được sử dụng để tối ưu hệ thống quản lý chất lượng nhằm đạt được mục tiêu kinh tế. ISO 9001:2000 and ISO 9004:2000 được định dạng như một cặp tiêu chuẩn song song để hỗ trợ việc sử dụng. Sử dụng các tiêu chuẩn một cách tổng hợp như vậy cũng giúp doanh nghiệp gắn quản lý chất lượng với các hệ thống quản lý khác, chẳng hạn như quản lý môi trường (ISO 14000), với yêu cầu đặc biệt trong các ngành như ISO/TS/16949 (công nghiệp ô tô), và được công nhận rộng rãi.

Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của họ ISO 9000 được xuất bản hoặc tách biệt hoặc chung. ISO 9000 Compendium là một phiên bản được in thành sách.

Có 5 bộ phận trong tiêu chuẩn phân biệt các hoạt động mà doanh nghiệp cần xem xét khi vận hành hệ thống. Doanh nghiệp có thể mô tả các hoạt động để cung cấp sản phẩm của mình, và có thể loại bỏ bộ phận nhận dạng sản phẩm (product realization) nếu nó không phù hợp với hoạt động của mình. 4 bộ phận còn lại: quality management system (hệ thống quản lý chất lượng), management responsibility (quản lý trách nhiệm), resource management and measurement (quản lý và đo lường nguồn lực), analysis and improvement (phân tích và cải tiến) áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thể hiện được việc áp dụng của mình trong chỉ dẫn chất lượng (quality manual) và các tài liệu khác.

5 bộ phận của ISO 9001:2000 xác định công việc xuyên suốt cần làm để cung cấp các sản phẩm thoả mãn khách hàng và các yêu cầu theo quy định áp dụng. Thêm vào đó, thông qua việc cải thiện hệ thống quản lý chất lượng, doanh nghiệp cũng tăng được khả năng thoả mãn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.

Sau đây là các tiêu chuẩn thuộc họ ISO 9000:2000 và tài liệu hướng dẫn.

ISO 9000:2000, Quality management systems (hệ thống quản lý chất lượng) - Fundamentals and vocabulary (cơ sở và từ vựng): điểm bắt đầu cho việc nắm bắt các tiêu chuẩn, định nghĩa các thuật ngữ cơ sở và khái niệm được sử dụng trong họ ISO 9000 nhằm tránh hiểu nhầm khi áp dụng.
ISO 9001:2000, Quality management systems (hệ thống quản lý chất lượng) - Requirements (yêu cầu): đây là các tiêu chuẩn yêu cầu giúp người sử dụng đánh giá khả năng thoả mãn khách hàng và các quy tắc yêu cầu áp dụng của mình. Đây là tiêu chuẩn duy nhất trong họ ISO 9000 mà một tổ chức thứ ba có thể cấp chứng nhận.

ISO 9001:2000 được sử dụng khi muốn thành lập một hệ thống quản lý nhằm tạo độ tin cậy về tính thích ứng của sản phẩm đối với các yêu cầu sẵn có hoặc đặc thù. Tiêu chuẩn này công nhận thuật ngữ "sản phẩm" áp dụng cho các dịch vụ, nguyên vật liệu đã xử lý, phần cứng và phần mềm dành cho hoặc được yêu cầu bởi khách hàng.

ISO 9004:2000, Quality management systems (hệ thống quản lý chất lượng) - Guidelines for performance improvements (hướng dẫn tăng hiệu quả): đây là các tiêu chuẩn giúp duy trì khả năng cải thiện không ngừng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại lợi ích cho tất cả các bên thông qua mục tiêu thoả măn khách hàng.

ISO 9004:2000 được sử dụng để tăng thêm lợi ích đạt được từ ISO 9001:2000 đối với tất cả các bên quan tâm tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhân viên, chủ sở hữu, nhà cung cấp và toàn xã hội nói chung.

ISO 9001:2000 và ISO 9004:2000 cùng kết hợp về cấu trúc và thuật ngữ giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển từ phiên bản này sang phiên bản khác. Cả 2 tiêu chuẩn đều tuân theo phương pháp tiến cận quy trình. Các quy trình bao gồm một hoặc nhiều hoạt động kết nối lẫn nhau. Các hoạt động này tạo ra nhu cầu về nguồn lực và phải được quản lý hợp lý. Đầu ra của một quy trình có thể trở thành đầu vào trực tiếp của một quy trình khác. Sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của mạng lưới hay của hệ thống các quy trình. 8 nguyên tắc quản lý chất lượng được nêu trong ISO 9000:2000 và ISO 9004:2000 tạo cơ sở cho khả năng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ISO 9004:2000.

ISO 19011, Guidelines on Quality and/or Environmental Management Systems Auditing (hướng dẫn về kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc môi trường): tiêu chuẩn hiện đang được phát triển này giúp đánh giá được khả năng của hệ thống nhằm đạt được một mục tiêu chất lượng cho trước. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng trong nội bộ để kiểm tra (audit) các nhà cung cấp.

ISO 10005:1995, Quality management (quản lý chất lượng) Guidelines for quality plans (hướng dẫn hoạch định chất lượng): giúp chuẩn bị, xét duyệt, chấp nhận và rà soát lại kế hoạch về chất lượng.

ISO 10006:1997, Quality management (quản lý chất lượng) - Guidelines to quality in project management (hướng dẫn về chất lượng trong quản lý dự án): giúp đảm bảo chất lượng của các quy trình cũng như các sản phẩm của dự án.

ISO 10007:1995, Quality management (quản lý chất lượng) - Guidelines for configuration management (hướng dẫn về quản lý định dạng): giúp đảm bảo tính liên tục trong vận hành của một sản phẩm phức hợp khi các yếu tố cấu thành nên sản phẩm đó thay đổi riêng lẻ.

ISO/DIS 10012, Quality assurance requirements for measuring equipment (yêu cầu về bảo hiểm chất lượng đối với thiết bị đo đạc) - Part 1: Metrological confirmation system for measuring equipment (phần 1: hệ thống xác nhận đo lường đối với các thiết bị đo đạc): hướng dẫn các điểm chính của hệ thống định cỡ nhằm đảm bảo việc đo lường chính xác.

ISO 10012-2:1997, Quality assurance for measuring equipment (yêu cầu về bảo hiểm chất lượng đối với thiết bị đo đạc) - Part 2: Guidelines for control of measurement of processes (phần 2: hướng dẫn kiểm soát đo lường quy trình): cung cấp các chỉ dẫn bổ sung trong ứng dụng kiểm soát quy trình thống kê nếu ứng dụng này thích hợp cho mục tiêu ở phần 1.

ISO 10013:1995, Guidelines for developing quality manuals (hướng dẫn phát triển chỉ dẫn chất lượng): cung cấp các hướng dẫn cho việc phát triển và duy trì các chỉ dẫn chất lượng, tuỳ theo các nhu cầu đặc thù.

ISO/TR 10014:1998, Guidelines for managing the economics of quality (hướng dẫn quản lý kinh tế chất lượng): cung cấp chỉ dẫn nhằm thu được lợi ích kinh tế từ ứng dụng của quản lý chất lượng.

ISO 10015:1999, Quality management (quản lý chất lượng) - Guidelines for training (hướng dẫn đào tạo): cung cấp chỉ dẫn về phát triển, thực hiện, duy trì và cải thiện về chiến lược và hệ thống dành cho các hoạt động đào tạo có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

ISO/TS 16949:1999, Quality systems (hệ thống chất lượng) - Automotive suppliers (nhà cung cấp ngành ô tô) - Particular requirements for the application of ISO 9001:1994 (các yêu cầu riêng cho ứng dụng ISO 9001:1994): chỉ dẫn chuyên ngành cho ứng dụng ISO 9001 trong ngành công nghiệp ô tô.

Tính chất của hoạt động sản xuất và các nhu cầu đặc thù là các yếu tố xác định tiêu chuẩn nào doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt được mục tiêu chung.

Tin tức khác

Hỗ trợ trực tuyến
  • TRỤ SỞ CHÍNH
  • SALES 2
  • Ms. Trang  0931.586.960
  • Email: sales.02@vnaroma.com
  • SALES 3
  • . Ms. Chiều 0931. 586.961
  • Email: sales.03@vnaroma.com
  • SALES 4
  • . Ms. Thúy Anh 0931.586.962
  • Email: sales.04@vnaroma.com
  • SALES 5
  • . Ms. Nhung 0931.586.993
  • Email: sales.05@vnaroma.com
  • XUẤT KHẨU & OEM
  • . Ms. Hoan 0931.586.919
  • Email: export.oem@vnaroma.com
  • HOTLINE
  • . 0931.586.910
Kiến thức thực phẩm
  • Đang cập nhật
Nhận tin sản phẩm mới
  • Email:
Facebook
Lượt truy cập
  • Hôm nay 330
  • Tổng lượt truy cập 2,239,891